Bí quyết làm giàu: Thu lãi hàng trăm triệu từ nuôi cá lồng bè
Ngày 15.2, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết vừa phát hiện và đấu tranh xử lý 3 hội nhóm kín trên Zalo với 2.714 thành viên có hoạt động báo chốt lực lượng CSGT trên địa bàn.Trong số này, nhóm "ATGT PHÚ THỌ" với 989 thành viên, do Nguyễn Như P. (62 tuổi, trú tại TP.Việt Trì, Phú Thọ) và Trần Duy A. (46 tuổi, trú tại H.Yên Lạc, Vĩnh Phúc) quản trị.Hai nhóm còn lại có tên "Lái Xe An Toàn 1" với 947 thành viên và "Lái Xe An Toàn 2" với 778 thành viên, do Nguyễn Đình C. (47 tuổi) và Tạ Thế L. (40 tuổi, cùng trú tại TP.Việt Trì) quản trị.Theo công an, thành viên trong 3 nhóm kín nêu trên đều sử dụng các từ "lóng" như "có nắng", "có ong", "có bắn chim", "đo thân nhiệt"… để ám chỉ hoạt động của lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ.Mục đích hoạt động chính là để thông báo chốt tuần tra, kiểm soát giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn tỉnh để các thành viên khác biết, né tránh.Làm việc với cơ quan chức năng, nhóm quản trị viên đều thừa nhận hành vi tạo lập, duy trì và đưa thông tin báo chốt giao thông trên hội nhóm là vi phạm pháp luật. Công an tỉnh Phú Thọ đã tiến hành xử phạt đối với 3 trong số 4 người về hành vi "thu thập, xử lý và sử dụng tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật", với mức phạt 25 triệu đồng, theo quy định tại điểm e khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020.Đối với cá nhân còn lại, công an đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định pháp luật.Scotland gặp khó vẫn không bỏ ý định độc lập
Công Phượng vẫn đều đặn ghi bàn cho CLB bóng đá Bình Phước. Tuy nhiên, đừng quên đây chỉ là đội hạng dưới trong hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Sức cạnh tranh của giải hạng nhất, nơi Công Phượng vẫn ra sân hàng tuần, chắc chắn không cao bằng V-League. Ngoài ra, tính cạnh tranh trong đội hình của đội Bình Phước, chắc chắn cũng không cao như tính cạnh tranh ở các đội hàng đầu V-League như CLB bóng đá Công an Hà Nội (CAHN), Hà Nội FC, Nam Định, Thể Công Viettel, Bình Dương… Việc Công Phượng chiếm suất đá chính ở đội bóng miền Đông Nam bộ chắc chắn dễ hơn chiếm suất đá chính ở các đội trong nhóm cạnh tranh ngôi vô địch V-League.Chính vì thế, rất khó để đem phong độ của Công Phượng trong màu áo CLB Bình Phước để bình luận tiền đạo này nên hay không nên được HLV Kim Sang-sik gọi vào đội tuyển Việt Nam. Bản thân HLV Kim Sang-sik cũng đã lên tiếng về vấn đề Công Phượng: "Cậu ấy là cầu thủ giỏi, đang đạt phong độ tốt trong màu áo CLB Bình Phước. Tuy nhiên, đáng tiếc là thời gian tôi theo dõi Công Phượng chưa nhiều, chưa đủ để tôi quyết định gọi cậu ấy vào đội tuyển quốc gia".Vả lại, việc triệu tập bất kỳ cầu thủ vào đội tuyển quốc gia còn phụ thuộc vào triết lý của từng HLV, phụ thuộc vào lối chơi mà HLV đó chủ trương xây dựng. Lối chơi do HLV xây dựng sẽ quyết định cầu thủ có liên quan có phù hợp với cách vận hành chung của đội tuyển quốc gia hay không.Về vấn đề này, Công Phượng không phải là trường hợp gây tranh cãi duy nhất trước khi AFF Cup khai diễn. Quế Ngọc Hải, Võ Hoàng Minh Khoa (Bình Dương), Đỗ Hùng Dũng (Hà Nội FC), Tô Văn Vũ (Nam Định), thủ môn Đặng Văn Lâm (Ninh Bình)… cũng bị loại đầy đáng tiếc. Nhưng với ngôi vô địch AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik vừa chứng minh ông lựa chọn đúng.Rồi cũng liên quan đến sự phù hợp, phong cách thi đấu thiên về giữ bóng nhiều ở tuyến trên của Công Phượng, liệu có hợp với chân sút số 1 của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup là Nguyễn Xuân Son. Tại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, ông Kim chủ trương cho đội tuyển Việt Nam đá chớp nhoáng, dồn bóng cho Xuân Son ở tuyến đầu, để tiền đạo này xử lý bóng nhanh nhất có thể. Hiệu quả trong việc sử dụng Xuân Son ở AFF Cup 2024 đã có lời giải, còn hiệu quả trong việc kết hợp giữa Công Phượng với Xuân Son vẫn còn là dấu hỏi? Thành ra, rất khó để trách HLV Kim Sang-sik trong vấn đề này, một khi kết quả vẫn hết sức thuận lợi cho đội tuyển Việt Nam.Dĩ nhiên, cơ hội quay trở lại đội tuyển Việt Nam vẫn còn rất nhiều với Công Phượng, nhất là trong bối cảnh Xuân Son đang chấn thương. Xuân Son chấn thương dài hạn, đội bóng của HLV Kim Sang-sik đang cần nhân tố mới cho hàng tiền đạo hơn bao giờ hết. Có thể Công Phượng sẽ là nhân tố như thế, giúp vị HLV người Hàn Quốc tìm thấy sự đột biến khác nữa. Vấn đề là Công Phượng phải kiên trì, cơ hội khoác áo đội tuyển, thậm chí chiếm chỗ thi đấu chính thức không bao giờ khép lại với bất kỳ ai. Thủ môn Nguyễn Đình Triệu là ví dụ điển hình cho điều này. Những tưởng Đình Triệu mãi là cái bóng của thủ thành Nguyễn Filip, nhưng Đình Triệu đột ngột tỏa sáng tại giải vô địch Đông Nam Á, giúp đội tuyển Việt Nam giành cúp vàng, bản thân Đình Triệu được giới chuyên môn lựa chọn là thủ môn xuất sắc nhất giải!
Cán bộ bị phạt tù treo, có buộc phải thôi việc?
Sáng 26 tháng chạp, sân bay Tân Sơn Nhất tấp nập người qua lại, ai nấy cũng gấp gáp tranh thủ những giây phút để về quê đoàn tụ với gia đình. Đứng nép tại góc sân bay sau chờ tới lượt làm thủ tục, nhiều người bày tỏ sự háo hức với giây phút được về quê với gia đình. Bà Nguyễn Thị Quyên (47 tuổi, quê ở H.Can Lộc, Hà Tĩnh) mừng đến rơi nước mắt trước khoảnh khắc được về quê đón tết sau ròng rã 36 năm. Người phụ nữ rời quê hương vào Bình Dương cùng người thân từ nhỏ, kể từ đó đến nay chưa một lần quay về quê đón tết. Cha bà hiện đã mất, mẹ mới vào miền Nam nên mong mỏi được về sửa sang mộ cho cha là khát khao của người phụ nữ suốt nhiều năm qua. Niềm hạnh phúc như vỡ òa với bà khi được tặng vé máy bay miễn phí để về quê đón tết và có cơ hội hoàn thành tâm nguyện của một người con. Bà Quyên làm công nhân giày da với mức lương cơ bản khoảng 5 triệu đồng/tháng. Gánh nặng kinh tế đè lên vai người phụ nữ khi mấy năm gần đây chồng bị tai biến và qua đời. Người con gái đầu đã lấy chồng nhưng bà vẫn phải nuôi hai con trai sau ăn học. Bà rất muốn về quê nhưng đành xem đó là ước mơ xa vời vì không đủ kinh phí."Khi nghe tin được tặng vé máy bay về quê miễn phí tôi mừng không từ gì có thể tả được. Tôi dành dụm từ lâu được 30 triệu đồng cùng với anh chị em gom góp, về quê thăm lại hai bà cô và làm lại mộ cho cha. Trước đây, bà cô có gọi điện giục về, nói rằng nếu không có tiền sẽ hỗ trợ nhưng tôi không thể nhận được. Bản thân rời quê đi lập nghiệp không có cho họ mà còn nhận ngược lại sẽ thấy áy náy trong lòng. Tôi hạnh phúc vì được về thăm quê sau thời gian dài đằng đẵng", người phụ nữ xúc động chia sẻ.Chị Vương Thị Nhung (38 tuổi, quê ở Bắc Giang) vào Bình Dương làm việc hơn chục năm nay. Ở quê không có công ăn việc làm ổn định, người phụ nữ chấp nhận gửi hai con cho ông bà, khăn gói vào Bình Dương làm công nhân với mong ước có tiền gửi về quê. Mỗi năm, dù khó khăn đến đâu nhưng người phụ nữ vẫn có mong ước được về quê đón tết cùng cha mẹ và các con. Năm nay, quãng đường 1.500 km dường như ngắn lại khi bà được trao vé máy bay miễn phí."Những năm trước tôi đều đi xe khách về quê nhưng năm nay thời gian di chuyển được rút ngắn. Con tôi năm nay học cấp 3, hơn ai hết tôi hiểu con rất cần cha mẹ bên cạnh trong thời gian này. Vì vậy, tôi chắt bóp chi tiêu dành dụm chi phí về quê đón tết, động viên các con cố gắng học tập", chị Nhung nói. Là một người mẹ, người phụ nữ có mong mỏi duy nhất là được gần các con. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh khó khăn nên chị đành chấp nhận cố gắng làm xa nhà thêm ít năm nữa. Tết Nguyên đán năm nay, chị và các con sẽ gặp nhau, trò chuyện sau một năm xa cách. "Chồng tôi mấy năm nay sức khỏe hơi yếu nên không về cùng được. Hai vợ chồng cùng làm công nhân với mong mỏi lớn nhất là các con được học hành đầy đủ, tương lai tốt đẹp, không phải lam lũ như cha mẹ. Ở nhà tôi còn cha mẹ già, họ cũng đang háo hức chờ con về nhà", người phụ nữ chia sẻ. Chị Phan Thị Hương (34 tuổi, quê ở Nghệ An) hiện đang làm việc tại Long An. Chị cho biết, với những người làm việc xa nhà, gánh nặng tài chính luôn là vấn đề mình quan tâm. Vì vậy, 3 năm gần đây chị không về quê ăn tết để tiết kiệm chi phí. "Lâu rồi không về quê đúng dịp tết, cả gia đình chị về ngày bình thường để giảm chi phí. Năm nay được nghỉ nhiều hơn và có chuyến bay miễn phí nên thấy yên tâm, hào hứng về quê. Giờ về tôi mang theo lạp xưởng đặc sản của Long An về làm quà cho mọi người", chị Hương bày tỏ.Chương trình "Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt tổ chức có 450 người bao gồm đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích xuất sắc cùng người thân của họ. Theo kế hoạch, chương trình gồm hai chuyến bay, từ TP.HCM đi tới Vinh khởi hành lúc 10 giờ 25 và từ TP.HCM đi Hà Nội khởi hành lúc 15 giờ 10 ngày 26 tháng chạp.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20.1 chính thức mãn nhiệm và chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm, cũng chính là người tiền nhiệm, Donald Trump. Trước khi rời khỏi Nhà Trắng vào năm 2021, ông Trump đã để lại bức thư chúc mừng cho ông Biden như truyền thống của các nhà lãnh đạo Mỹ dù ông bỏ qua các truyền thống khác như không dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm.Ông Biden có thể trở thành tổng thống đầu tiên vừa nhận và vừa viết thư cho cùng một người.Truyền thống Tổng thống Mỹ viết thư tay cho người kế nhiệm bắt đầu từ thời Tổng thống Ronald Reagan, theo AP. Sau 8 năm tại nhiệm (1981-1989), ông Reagan viết một bức thư chúc mừng cho người kế nhiệm và cũng là cấp phó của ông, ông George H.W. Bush (Tổng thống Bush cha)."George thân mến, rồi sẽ đến lúc cậu muốn sử dụng loại văn phòng phẩm đặc biệt này. Cứ làm đi đừng ngại", ông Reagan nhắn nhủ ông Bush cha về việc viết thư cho người kế nhiệm. Trong thư, ông Reagan khuyên ông Bush không nên để những khó khăn làm nản lòng. "Tôi sẽ nhớ những bữa ăn trưa thứ năm của chúng ta", ông Reagan viết và ký tên Ron.Khi mãn nhiệm 4 năm sau đó, ông Bush cũng để lại thư cho ông Bill Clinton, chúc người kế nhiệm có những khoảnh khắc hạnh phúc tại Nhà Trắng và đừng nản lòng về những lời chỉ trích. "Thành công của ông giờ là thành công của nước ta. Tôi rất ủng hộ ông", ông Bush viết.Việc này trở thành một thông lệ diễn ra trong các đời tổng thống tiếp sau đó là ông Clinton, ông George W. Bush (Bush con), ông Barack Obama, ông Trump và ông Biden.Bức thư của ông Trump gửi ông Biden năm 2021 chưa được công bố. Một số người đọc được cho biết đó là bức thư viết tay dài và ông Biden tỏ ra ngạc nhiên về sự lịch thiệp và rộng lượng của nội dung thư dù giữa hai người có mâu thuẫn chính trị.Ông Trump từng nói rằng đó là bức thư dễ thương và ông đã mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ. Chưa rõ ông Biden có để làm thư cho ông Trump hay không nhưng các nhà nghiên cứu về truyền thống Tổng thống Mỹ cho rằng ông Biden sẽ tiếp tục thông lệ này."Đây là tình huống rất hiếm thấy, cũng như rất nhiều điều khác tại Washington thời hiện đại với ông Donald John Trump", ông Mark Updegrove, Tổng giám đốc Quỹ LBJ (quỹ di sản của cố Tổng thống Lyndon B. Johnson), nói về việc ông Biden sắp viết thư cho cùng người đã để lại thư cho ông.Ông Trump là tổng thống thứ hai trong lịch sử Mỹ làm việc trong 2 nhiệm kỳ không liên tiếp. Người đầu tiên là ông Grover Cleveland, làm từ 1885-1889 và 1893-1897.Ông Matthew Costello, quan chức lãnh đạo về giáo dục tại Hiệp hội Lịch sử Nhà Trắng, cho biết một số tổng thống sắp mãn nhiệm thời trước cũng viết thư tay cho người kế nhiệm nhưng không phải vào ngày nhậm chức và không phải luôn để chúc mừng mà là để mời ăn tối hoặc để báo tin. Tháng 2.1801, Tổng thống John Adams viết thư cho Tổng thống đắc cử Thomas Jefferson để thông báo về việc đi lại."Để giảm bớt trở ngại và tốn kém cho ngài trong việc mua ngựa và xe, điều không cần thiết, tôi phải thông báo với ngài rằng tôi sẽ để lại chuồng ngựa của Mỹ 7 con ngựa và 2 cỗ xe có dây cương thuộc sở hữu của Mỹ. Chúng có thể không hợp với ngài nhưng chắc chắn sẽ giúp ngài bớt một khoản chi phí đáng kể bởi chúng thuộc về gia đình tổng thống", ông Adams viết.
Sốc nặng với giá cà phê
Dan Gordon, giáo sư về sinh lý học tim mạch tại Đại học Anglia Ruskin (Anh), nói với tờ Daily Mail rằng tập luyện cường độ cao đã bộc lộ nhược điểm khi nó tỏ ra khá khó khăn để khởi đầu, tỷ lệ bỏ cuộc cao. Thay vì vậy, các bài tập chậm hơn, ít gắng sức hơn đang được ưa chuộng và cũng có những lợi ích nhất định.Theo đó, chạy bộ chậm hơn và thường xuyên có thể giúp tim khỏe hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hỗ trợ hệ thống miễn dịch cũng như thể lực tổng thể tốt hơn nhiều so với chạy hết tốc lực. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các bài tập đạp xe, chèo thuyền, bơi lội.Trao đổi với Daily Mail, giáo sư Dan Gordon dẫn thêm một nghiên cứu của Đan Mạch được công bố vào năm 2015, cho thấy những người chạy bộ chậm và vừa phải có tỷ lệ tử vong thấp nhất vì mọi nguyên nhân, trong khi những người chạy bộ gắng sức có tỷ lệ tử vong tương tự như nhóm ít vận động.Chạy chậm lại cũng cải thiện sức bền, do bạn có thể chạy trong thời gian dài hơn, điều này làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu, nghĩa là máu có thể mang nhiều oxy hơn. Ngoài ra, việc chạy vừa phải còn giúp phát triển cơ tim và tăng kích thước các buồng tim để có thể chứa nhiều máu hơn trong mỗi lần bơm.Theo tiến sĩ Lindsy Kass, một nhà sinh lý học về thể dục tại Đại học Hertfordshire (Anh), khi vận động ở mức vừa phải khoảng 60-70% nhịp tim tối đa sẽ khiến cơ thể sử dụng chất béo dự trữ làm nhiên liệu, thay vì carbohydrate như khi luyện tập cường độ cao hơn.Tiến sĩ Lindsy Kass cũng chia sẻ quan điểm về việc hầu hết các vận động viên ưu tú dành tới 80% thời gian để luyện tập vừa phải. Điều này được lý giải là giúp giảm căng thẳng cho cơ thể, tránh bị nhiễm trùng hoặc chấn thương."Khi bắt đầu tập thể dục cường độ cao, chúng ta cần nhiều thời gian hơn để phục hồi (khoảng 48 đến 72 giờ sau đó), và trong thời gian phục hồi đó, bạn bị ức chế miễn dịch", giáo sư Dan Gordon cho hay.Như vậy, nếu chúng ta tập thể dục cường độ vừa phải thì chúng ta sẽ phát triển phản ứng miễn dịch tốt hơn và giảm khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng "vấn đề không phải ở tốc độ mà là mức độ nỗ lực mà bạn cảm thấy". Chúng ta cũng không nên vận động quá chậm, vì dễ ảnh hưởng đến hiệu quả đạt được.